| 0277 388 2258 Liên hệ
12/04/2022 27711 In bài viết

Phương thức 100: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT

- Xét tuyển dựa vào điểm của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo tổ hợp xét tuyển (3 môn thi) ứng với ngành do thí sinh đăng ký.

- Các ngành có môn năng khiếu trong tổ hợp xét tuyển thí sinh có thể tham dự kỳ thi năng khiếu do Trường ĐHĐT tổ chức hoặc lấy kết quả thi năng khiếu từ trường đại học khác phù hợp (thí sinh phải xin giấy xác nhận điểm của trường tổ chức thi gửi cho Trường ĐHĐT xét trong thời gian quy định) để làm điều kiện tham gia xét tuyển và có kết quả từ 6,0 trở lên (xem mục 5). Trường ĐHĐT tổ chức thi Năng khiếu 02 đợt (Đợt 1: ngày 30/6/2024; Đợt 2: ngày 28/7/2024):

+ Ngành Giáo dục Mầm non (CĐ hoặc ĐH): đối với tổ hợp môn M00, M05 ngoài 02 môn thi văn hóa (Toán và Văn, Văn và Sử), thí sinh phải đăng ký dự thi môn Năng khiếu GDMN.

+ Ngành Giáo dục Thể chất: ngoài 02 môn thi văn hóa (Toán và Sinh; Toán và Địa; Văn và GDCD; Văn và Địa), thí sinh phải đăng ký dự thi môn Năng khiếu TDTT.

+ Ngành Sư phạm Âm nhạc: ngoài 01 môn thi văn hóa (Toán hoặc Văn), thí sinh phải đăng ký dự thi 02 môn Năng khiếu (Hát và Thẩm âm-Tiết tấu).

+ Ngành Sư phạm Mỹ thuật: ngoài 01 môn thi văn hóa (Toán hoặc Văn), thí sinh phải đăng ký dự thi 02 môn Năng khiếu (Trang trí và Hình họa).

- Không sử dụng điểm bảo lưu Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2023 về trước.

- Không sử dụng điểm miễn môn ngoại ngữ.

- Không nhân hệ số môn thi.

- Không quy định xếp loại học lực lớp 12 của học bạ THPT (kể cả các ngành đào tạo giáo viên).

1. Ngành xét tuyển: tất cả 43 ngành đào tạo trình độ đại học, 01 ngành đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non (xem tại đây).

2. Chỉ tiêu tuyển sinh:

- Xét tuyển các ngành đào tạo giáo viên tuyển 45% chỉ tiêu ngành.

- Xét tuyển các ngành không thuộc lĩnh vực đào tạo giáo viên tuyển 45% chỉ tiêu ngành.

3. Điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển:

- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;

- Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024;

- Đối với các ngành đào tạo giáo viên:

+ Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GDĐT.

+ Riêng đối với các ngành có môn Năng khiếu trong tổ hợp xét tuyển: ngành cao đẳng hoặc đại học Giáo dục Mầm non đối với tổ hợp môn M00, M05 (môn Năng khiếu GDMN), ngành Giáo dục Thể chất (môn Năng khiếu TDTT), ngành Sư phạm Âm nhạc (môn Năng khiếu Hát và môn Năng khiếu Thẩm âm – Tiết tấu), ngành Sư phạm Mỹ thuật (môn Năng khiếu Trang trí và môn Năng khiếu Hình họa), thí sinh phải có điểm môn Năng khiếu để tạo thành tổ hợp xét tuyển. Thí sinh phải đăng ký và tham dự kỳ thi Năng khiếu do Trường ĐHĐT tổ chức hoặc lấy kết quả thi năng khiếu từ trường đại học khác phù hợp (thí sinh phải xin giấy xác nhận điểm của trường tổ chức thi gửi cho Trường ĐHĐT xét trong thời gian quy định), có kết quả từ 6,0 trở lên (xem mục 5).

- Đối với các ngành không thuộc lĩnh vực đào tạo giáo viên: đạt từ ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào do Trường ĐHĐT xác định; Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào từ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông để tuyển sinh các ngành không thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học năm 2024 đối với thí sinh ở khu vực 3 có mức điểm tối thiểu (không nhân hệ số) của tất cả các tổ hợp gồm 3 bài thi/môn thi đạt ngưỡng đầu vào từ 15 điểm trở lên; không có môn nào từ 1,0 điểm trở xuống (thang điểm 10).

4. Điểm xét tuyển: là tổng điểm các môn thi (thang điểm 10) của tổ hợp xét tuyển ứng với ngành do thí sinh đăng ký; cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (Điều 7, Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT) và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Điểm xét tuyển có giá trị từ điểm sàn xét tuyển trở lên, xem như hồ sơ đủ điều kiện xét tuyển.

- Điểm sàn xét tuyển các ngành đào tạo, trừ các ngành có tổ hợp chứa môn năng khiếu

ĐXT = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm Môn 3) + điểm ưu tiên (KV + đối tượng).

- Điểm sàn xét tuyển các ngành đào tạo có tổ hợp chứa môn năng khiếu

+ Ngành Giáo dục Mầm non (cao đẳng, đại học):

ĐXT = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2) + điểm ưu tiên (KV + đối tượng) x 2/3

(ĐXT =TO+VA+UT*2/3 : M00; ĐXT =VA+SU+UT*2/3 : M05)

+ Ngành Giáo dục Thể chất:

ĐXT = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2) + điểm ưu tiên (KV + đối tượng) x 2/3

(ĐXT =VA+GD+UT*2/3 theo tổ hợp T05; ĐXT =TO+DI+UT*2/3 theo tổ hợp T06;

 ĐXT =TO+SI+UT*2/3 theo tổ hợp T00; ĐXT =VA+DI+UT*2/3 theo tổ hợp T07)

+ Ngành Sư phạm Âm nhạc:

ĐXT = Điểm môn 1 + điểm ưu tiên (KV + đối tượng) x 1/3

(ĐXT =VA+UT/3 theo tổ hợp N00; ĐXT =TO+UT/3 theo tổ hợp N01)

+ Ngành Sư phạm Mỹ thuật:

ĐXT = Điểm môn 1 + điểm ưu tiên (KV + đối tượng) x 1/3

(ĐXT =VA+UT/3 theo tổ hợp H00; ĐXT =TO+UT/3 theo tổ hợp H07)

5. Nguyên tắc xét tuyển:

- Thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng và phải xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (ưu tiên 01 là nguyện vọng cao nhất). Đối với từng ngành, các thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký.

- Đối với mỗi thí sinh, tất cả các nguyện vọng đều được xét tuyển và chỉ trúng tuyển vào 01 nguyện vọng có ưu tiên cao nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển.

- Điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp môn trong cùng 01 ngành là bằng nhau và được xác định theo ngành. Đây chính là điểm xét tuyển của thí sinh cuối cùng trong danh sách trúng tuyển và gọi là điểm chuẩn trúng tuyển của ngành.

- Đối với những ngành có chuyên ngành, sau khi trúng tuyển và nhập học theo ngành, thí sinh được chọn chuyên ngành theo học.

- Việc sử dụng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng để xét tuyển đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định về điểm ưu tiên được quy định tại Điều 7 của Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT. Từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 của Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.

- Trong trường hợp không sử dụng hết chỉ tiêu tuyển sinh cho phương thức nào thì Nhà trường sẽ chuyển số chỉ tiêu còn lại sang xét tuyển ở phương thức còn nguồn tuyển.

6. Lệ phí đăng ký: 20.000 đồng/nguyện vọng (theo quy định của Bộ GDĐT).

Thí sinh chuyển khoản cho Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường đầu mối, chủ trì  trong việc thu và điều phối lệ phí xét tuyển vào các cơ sở đào tạo đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển tại các địa phương từ thành phố Đà Nẵng trở vào miền Nam, trên cơ sở phần mềm điều phối lệ phí đăng ký chung do trường chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý và vận hành nhằm cung cấp số liệu và chuyển lệ phí đăng ký xét tuyển đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.

7. Hồ sơ và thời gian ĐKXT Đợt 1:

Trường Đại học Đồng Tháp có ký hiệu là SPD, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung NVXT không giới hạn số lần theo hình thức trực tuyến tại Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia https://xacthuc.dichvucong.gov.vn. Các mốc thời gian cụ thể sẽ được thông tin sau khi có hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Có thể bạn quan tâm

Đại học Quốc gia TP.HCM công bố cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực áp dụng từ năm 2025

Đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Thông báo điểm trúng tuyển bổ sung đợt 2 các ngành trình độ đại học chính quy năm 2024

Thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sinh bổ sung đợt 2

Thông báo điểm trúng tuyển bổ sung đợt 1 các ngành trình độ đại học chính quy năm 2024

Ngành tuyển sinh Lịch thi - Phòng thi Đề thi - Đáp án Tra cứu phúc khảo
×