phongdbcl@dthu.edu.vn 0277 388 2258
26/07/2022 2026 In bài viết

Chức năng - Nhiệm vụ phòng Bảo đảm chất lượng

1. Chức năng

Tham mưu và giúp việc cho Hiệu trưởng tổ chức thực hiện công tác liên quan đến tuyển sinh, đánh giá và quản lý kết quả học tập (gọi chung là khảo thí) các hệ, bậc đào tạo, bồi dưỡng trong Trường; quản lý và tổ chức thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo; triển khai và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong

 

2. Nhiệm vụ

 a) Tham mưu ban hành các văn bản liên quan đến công tác khảo thí và bảo đảm chất lượng đúng quy chế, quy định hiện hành và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục;

 b) Tổ chức xây dựng, quản lý, sử dụng ngân hàng đề thi kết thúc học phần các hệ, bậc đào tạo và bồi dưỡng theo quy định hiện hành;

 c) Quản lý kết quả học tập của người học, cấp bảng điểm, phụ lục văn bằng cho người học các hệ, bậc đào tạo và bồi dưỡng theo quy định hiện hành;

 d) Xây dựng đề án và kế hoạch tuyển sinh các hệ, bậc đào tạo trên cơ sở kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo đã được duyệt và hướng dẫn công tác tuyển sinh hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 đ) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh các hệ, bậc đào tạo theo kế hoạch, đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định của Trường;

 e) Phối hợp với các phòng, ban, trung tâm, khoa tổ chức đánh giá và quản lý kết quả học tập các hệ, bậc đào tạo, bồi dưỡng theo đúng Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành của Trường;

 g) Đề xuất với Hiệu trưởng, các tổ chức chuyên môn những giải pháp cải tiến công tác đánh giá và quản lý kết quả học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

 h) Tổ chức công tác bảo quản và lưu trữ đối với các tài liệu và hồ sơ liên quan đến các kỳ thi theo quy định;

 i) Thực hiện các nhiệm vụ với chức năng là bộ phận chuyên trách về bảo đảm chất lượng của Trường, bao gồm: đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo; triển khai và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong; tham mưu xây dựng kế hoạch phấn đấu đạt tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục cho từng giai đoạn; thường trực hội đồng tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục;

 k) Tổ chức, xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác bảo đảm chất lượng của Trường.

Có thể bạn quan tâm

Lịch sử hình thành và phát triển

Ngành tuyển sinh Tính điểm xét tuyển Đăng ký thi điểm I Lịch thi - Phòng thi Đề thi - Đáp án
× ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN 2024      Đăng ký ngay